Lợi suất trái phiếu và mối liên hệ với stock
=========
“Lower bond yields are no longer good news for stocks” Mohamed El-Erian viết trên Financial Times
Link bài viết: https://www.ft.com/content/ae158a9c-b783-4301-85c6-8ff8bc55a6b8
Mình khá đồng tình với những nhận định mà El-Erian đưa ra: Lợi suất trái phiếu giảm không hẳn đã là tin tốt cho thị trường cổ phiếu nữa.
Vốn từ lâu mọi người đã mặc định rằng Lợi suất trái phiếu và Stocks sẽ luôn đi ngược nhau.
Bởi một lý do khá đơn giản: Khi nền kinh tế phục hồi dòng tiền sẽ chuyển từ các kênh đầu tư an toàn hơn như bond chuyển sang các kênh đầu tư được coi là riskier như cổ phiếu. Cổ phiếu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ tăng trưởng kinh tế.
Nhưng trên quan điểm cá nhân, mối liên hệ này hiện tại đang không phản ánh đầy đủ fundamental. Đằng sau sự tương quan này sẽ có một vài lý do để giải thích tại sao bond yield Mỹ giảm, stocks tăng mà không liên quan đến nhau như sau
Thị trường trái phiếu kho bạc của Mỹ
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm (US-10Y) đã giảm mạnh từ 1.7% vào cuối quý 1 xuống 1.32% ở thời điểm hiện tại.
Kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất là 1,25% vào thứ Năm.
Để giải thích cho mức giảm này mình nghĩ sẽ có những lý do sau đây:
Biến thể Delta và triển vọng hồi phục của Trung Quốc không như kỳ vọng.
Biển thể Delta đang lan rộng không chỉ ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia (Những nước cung cấp các nguyên vật liệu thô) mà còn đang lan rộng ở Châu Âu. Tiêu biểu như Anh, chưa thấy Vshaped phục hồi kinh tế đâu nhưng đã thấy Ushaped trong phục hồi COVID.
Dữ liệu của COVID ở Việt nam vẫn đang tăng lên chóng mặt.
Trung Quốc cũng phát ra những tín hiệu về đà hồi phục của nền kinh tế không được như kì vọng trong quý 2 và cảnh báo sẽ tiếp tục khó khăn trong quý 3.
Những lo ngại về COVID và đà phục hồi của nền kinh tế có thể đã được phản ánh phần nào lên chính bond yield. Bởi lo ngại không phục hồi sẽ dẫn tới nhu cầu bond tăng dẫn tới bond yield giảm.
Giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu không hoàn toàn phản ánh fundamental của thị trường hiện tại
Mình cho đây chính là lý do lớn nhất lợi suất trái phiếu giảm sâu trong thời gian gần đây.
El-Erian cho rằng giá trái phiếu đang không phản ánh đầy đủ fundamental của thị trường. Giá trái phiếu giảm không phải signal tốt cho thị trường cổ phiếu. Thường sẽ có correlation nghịch giữa stock và bond yield (bond yield giảm thì là tốt cho stocks). Nhưng hiện nay thị trường có vẻ đang không phải như vậy.
Lý do được bác chỉ rõ ra ở đây là “The more yields fall in such a counter-intuitive mode, the greater the pressure on those brave souls that were still betting bond prices would drop, or who were underweighting their benchmark indices.” Hiểu nôm na là những người đang bet vào việc lạm phát tăng dẫn đến giá bond giảm và bond yield tăng nên họ short sell bond. Allianz nơi bác El-Erian đang cố vấn có thể là một trong số đó. Rất có thể bond market đang bị short squeeze chứ không phải do fundamental của nó.
Lạm phát tăng sẽ dẫn tới ít nhu cầu về các sản phẩm thu nhập cố định (fixed income) sẽ phải giảm do không hedge được rủi ro do lạm phát. Dẫn tới bond yield sẽ phải tăng.
Vậy thị trường chứng khoán Mỹ thì sao?
Ngay khi thấy được phiên bán tháo hôm mùng 8/7 khi SP500 rơi xuống mức 4289 từ mốc 4350. Chúng ta thấy lực mua rất mạnh kéo S&P500 lên mốc ATH mới 4368. Tại sao lại như vậy? Mình nghĩ có một lý do như sau.
Đang là mùa earnings seasons ở bên Mỹ.
Thị trường vẫn sẽ có dư địa tăng bởi earnings phần lớn các công ty lớn các trụ cột trong S&P500 đều tương đối tốt, mình có phân tích price action của S&P500 một bài trước dành cho bạn nào chưa đọc:
https://www.facebook.com/nguyenphuongindex/posts/124264229869472
Những phát biểu vẫn tiếp tục mang tính dovish của FED
Trong phát biểu hôm 14/7, bác Powell vẫn tiếp tục giữ giọng điệu dovish của mình cho biết nền kinh tế cần cải thiện thêm nhiều đặc biệt về vấn đề việc làm trước nghĩ tới thay đổi chính sách tiền tệ của mình.
Mình muốn nhất mạnh rằng,bác bảo còn một chặng đường dài để thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng không đồng nghĩa sẽ không tapering (hay việc giảm mua trái phiếu). Và e rằng một khi có dấu hiệu về thời điểm tapering thị trường sẽ pricing in và thị trường sẽ không tránh khỏi tắm máu.
Nhưng đấy là chuyện tương lai còn hiện tại, bác vẫn dovish thị trường vẫn tin rằng phía trước là bầu trời nên tội gì mà không FOMO.
Tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ: FOMO, TINA, BTD.
FOMO: Fear of missing out opportunities
TINA: There is no alternative to stocks with high yields
BTC: Buy the dip
Chính những tâm lý của thị trường hiện tại là chất xúc tác mình cho là quan trọng nhất cho đà rebound sau phiên bán tháo hôm 08/7 vừa rồi. Một khi thị trường xả các nhà đầu tư sẽ cho rằng đây là cơ hội để buy the dip, ignore đi những fundamental thực tại của thị trường.
Với những người cầm cash thì sao?
Mình nghĩ nỗi sợ lớn nhất của những nhà đầu tư hiện đã thoát thành công hàng trước đợt xả chính là FOMO. Những người cầm cash sẽ luôn có một nỗi sợ lớn nhất mình bị miss mất cơ hội trong sóng tăng mới của thị trường nhất là khi mọi người luôn tin rằng thị trường sẽ đạt được những mốc tăng kỷ lục trong năm nay. Và tài tình ở chỗ “Thị trường hay market marker sẽ luôn có những cách để khiến những người bán đi sẽ phải mua lại với những giá cao hơn”
Và tất nhiên dòng tiền dư trong dân vẫn còn rất nhiều và vẫn sẽ có ít kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao như chứng khoán ở thời điểm hiện tại (Tất nhiên không tính các chuyên gia tài chính, thợ đục thánh tỉa nến trên mạng xã hội gần đây) khiến lực rebound của thị trường lúc này tương đối lớn.
Lợi suất trái phiếu vẫn tiếp tục giữ ở mức thấp hoặc giảm khiến mọi người lầm tưởng mối tương quan là signal tốt cho chứng khoán tăng. Không phủ nhận lực rebound của thị trường chứng khoán có thể tiếp tục diễn ra trong ngắn hạn, nhưng mình tin rằng tiếp tục mua vào lúc này với cổ phiếu ở S&P500 sẽ đối mặt với những rủi ro khá lớn:
Thị trường đã trải qua quá nhiều những điều thuận lợi về nguồn vốn từ khi bắt đầu dịch bệnh bùng phát. Những thông tin tốt bắt đầu cạn dần, những thông tin không mấy khả quan về đà phục hồi bắt đầu xuất hiện.
Định giá thị trường đang khá cao.
Yếu tố seasonal khi quý 3 thường là quý perform tệ nhất.
Có vẻ những chính sách của FED đang bị tình trạng lạm phát bỏ lại.
The other, more worrisome possible future extension of recent events is that the economy and the financial system may have already experienced too much of a good thing.
Khi lợi suất trái phiếu tăng thì trái phiếu đi xuống và dòng tiền sẽ chạy vào cố phiếu nên cổ phiếu sẽ tăng. Vậy phải là lợi suất trái phiếu cùng chiều vói cổ phiếu chứ ạ? Mong nhận được trả lời từ anh ạ ?